top of page
Search
Writer's pictureNguyen Thi Mai Phuong

10 kỹ năng xã hội quan trọng bố mẹ cần dạy cho trẻ tuổi teen ngay bây giờ


Nguồn ảnh Unsplash


1. Giao tiếp bằng mắt


Giao tiếp bằng mắt với mọi người chắc chắn là một trong những kỹ năng xã hội quan trọng nhất. Nhưng thanh thiếu niên thường tránh giao tiếp bằng mắt. Có rất nhiều lý do khiến một số trẻ tuổi teen tránh nhìn thẳng vào mắt người khác như tập trung vào màn hình điện thoại, ngại ngùng, thờ ơ, tự ti hoặc có lẽ họ không có tâm trạng tốt nhất. Tuy nhiên, khá thường xuyên, chúng chỉ đơn giản là không nhận ra mình đang làm gì và trẻ cần được nhắc nhở một cách nhẹ nhàng.


Mặc dù giao tiếp bằng mắt là một trong những kỹ năng xã hội quan trọng mà bạn cần dạy cho con mình, nhưng điều đó không hề dễ dàng đối với tất cả thanh thiếu niên. Nếu con bạn thấy việc giao tiếp bằng mắt trở nên căng thẳng hoặc thậm chí gây lo lắng, thì đây là một vài mẹo giúp chúng hiểu được điều đó.


  • Sử dụng quy tắc 50/70. Cố gắng giữ giao tiếp bằng mắt 50 phần trăm thời gian khi bạn đang nói và 70 phần trăm thời gian khi lắng nghe. (Đừng quá tính toán với điều này ... nó chỉ là một quy tắc ngón tay cái.)

  • Một mẹo khác là cố gắng giữ giao tiếp bằng mắt trong khoảng 5 đến 10 giây mỗi lần. Sau đó, tình cờ nhìn sang một bên trong vài giây trước khi tiếp tục nhìn thẳng vào người đối diện.

  • Khi muốn nhìn ra xa, hãy nhớ đưa ánh mắt một cách từ từ. Nhìn ra xa quá nhanh (hay còn gọi là đảo mắt) có thể khiến con bị lo lắng hoặc ngại ngùng.


2. Cách xưng hô với mọi người bằng tên


Trong vài năm gần đây, trẻ tuổi teen có thể đã chào bạn bè của chúng (và có thể cả những người khác) bằng những câu:

- Wassup (có chuyện gì vậy), anh bạn!

- Này cô gái!

- Mọi chuyện thế nào rồi, anh bạn?


Nhưng khi nhiều tuổi hơn, trẻ cần phải đẩy mạnh giao tiếp xã hội của mình. Cho dù đang tương tác với một giáo viên, giáo sư đại học hoặc cha mẹ của bạn bè, trẻ tuổi teen cần biết cách xưng hô đúng tên của họ sử dụng những tên riêng đó khi giới thiệu.


Tên của một người là mối liên hệ lớn nhất mà họ có với cá nhân của họ. Điều các bạn trẻ tuổi teen cần chú ý đến đầu tiên là hãy nhớ tên của ai đó và sau đó xưng hô bằng tên của họ. Điều đó không chỉ khiến người đó cảm thấy đặc biệt mà còn tạo ấn tượng tốt đẹp.


3. Kỹ năng trò chuyện với nhau


Để thanh thiếu niên thành thạo nghệ thuật giao tiếp có thể cần kiên nhẫn luyện tập trong một khoảng thời gian. Gợi ý là trẻ có thể bắt đầu bằng cách thực hành một vài kỹ năng hỏi và trả lời đơn giản. Một trong những quy tắc giao tiếp cơ bản là đặt lại câu hỏi sau câu hỏi.


Nói cách khác, nếu ai đó hỏi, "Hôm nay bạn thế nào", trẻ tuổi teen có thể trả lời là "Tôi rất tuyệt, bạn có khỏe không?" Một ví dụ khác là nếu ai đó nói, "Bạn có kế hoạch nào cho kỳ nghỉ hè không?" Trẻ có thể trả lời bằng cách nói, “Vâng, gia đình tôi dự định nghỉ ở biển… còn bạn thì sao? Bạn có kế hoạch gì cho mùa hè? ”.

Điều này có thể không phù hợp trong mọi trường hợp, đôi khi nếu lạm dụng còn khiến người đối diện thấy kỳ lạ. Tuy vậy nguyên tắc chung là thể hiện sự quan tâm đến người khác nhiều như cách họ bày tỏ với bạn và sẽ tốt hơn nữa nếu trẻ tuổi teen thể hiện sự quan tâm đến người khác trước.


4. Cách tương tác với người lớn


Ngoài cha mẹ, họ hàng và giáo viên, trẻ tuổi teen có thể chưa có nhiều kinh nghiệm giao tiếp với người lớn. Vì vậy, một điều hiển nhiên, khi trò chuyện với cha mẹ của bạn mình, một giáo sư đại học hoặc sếp mới tại nơi làm việc, sự bất an của thanh thiếu niên sẽ bộc lộ rõ.


Việc tập luyện có thể giúp mọi chuyện tốt đẹp hơn. Trẻ tuổi teen có thể có một khoảng thời gian để vấp ngã và nói lắp một chút trước khi chúng có được sự tự tin. Vì vậy cha mẹ hãy khuyến khích con mình trò chuyện nhiều hơn với những người lớn xung quanh. Khi đó chúng sẽ không còn sợ hãi nữa, khoảng cách tuổi tác được thu hẹp lại và trẻ học được cách cư xử như người trưởng thành. Tất nhiên cần lưu ý là những người hàng xóm cần đáng tin cậy và tốt bụng nhé.


5. Đọc ngôn ngữ cơ thể (để tránh tình huống khó xử)


Biểu cảm khuôn mặt và ngôn ngữ cơ thể là những thứ chúng ta không truyền đạt bằng lời nói nhưng lại thể hiện được suy nghĩ và cảm nhận một cách tế nhị. Những bạn trẻ tuổi teen không chỉ cần biết đọc ngôn ngữ cơ thể của người khác, mà chúng cũng cần lưu ý rằng ngôn ngữ không lời của mình có thể nói được rất nhiều điều. Trên thực tế, một số nghiên cứu chỉ ra rằng ngôn ngữ không lời chiếm tới 60% những gì một người giao tiếp.

Từ việc khoanh tay thể hiện sự “khép mình” và phòng thủ, đến nét mặt có sức mạnh truyền tải vô số cảm xúc. Trẻ tuổi teen có thể được hưởng lợi rất nhiều khi hiểu được một số dấu hiệu giao tiếp phi ngôn ngữ.

6. Giới thiệu đúng cách


Hầu hết thanh thiếu niên quen thuộc với những lời giới thiệu bình thường như:

- Ừm, ừ… vậy, đây là Julie. Chúng ta học cùng lớp với nhau.

Cách giao tiếp này là phù hợp trong thế giới bạn bè. Tuy nhiên, khi con của chúng ta lớn hơn, chúng sẽ cần phải có một vài kỹ năng cơ bản để “giới thiệu đúng cách”.


Emily Post Institute (viết tắt là EPI) là một tổ chức nhằm thúc đẩy cách hành xử hòa nhã đặt tại thành phố Burlington, tiểu bang Vermont, Hoa Kỳ. EPI được nhà văn nhà xã hội người Mỹ Emily Post thành lập vào năm 1946. Bà cũng là nhà hoạt động xã hội và nổi tiếng vì viết về nghi thức xã giao.


Theo Emily Post Institute of Etiquette, “Nhiều người nghĩ rằng việc giới thiệu bản thân hoặc giới thiệu người khác là quá phức tạp. Họ chỉ muốn tránh nó hoàn toàn. Nhưng thật ra điều đó thực sự khá đơn giản. Tất cả chỉ tập trung vào việc nói chuyện với người mà bạn muốn nhắc đến trước tiên. Có một ví dụ thế này: nếu bạn muốn giới thiệu người bạn cùng phòng thời đại học của mình với bà của bạn, hãy quay sang bà của bạn và nói, "Bà ơi, con muốn bà gặp bạn cùng phòng của con, Andrea Smith." Sau đó, quay sang Andrea và nói, "Andrea, đây là bà của tôi, bà Reynolds." Không có gì khó khăn phải không nào?


Theo nguyên tắc chung, phải luôn giới thiệu đúng cách khi bạn ở cùng người lớn, bao gồm cha mẹ và ông bà (và các thành viên khác trong gia đình), giáo viên, đồng nghiệp, sếp, v.v. . Ngoài ra trẻ tuổi teen cũng đừng quên giao tiếp bằng mắt khi giới thiệu nhé.


7. Khả năng lắng nghe… Thực sự lắng nghe


Nếu nói một cách trung thực, hầu hết thanh thiếu niên không phải là người lắng nghe tốt. Thực tế, hầu hết trẻ tuổi teen đều là những người nghe rất lơ đễnh. Tuy nhiên, đó không hẳn là lỗi của trẻ. Rất có thể, không ai dạy trẻ cách lắng nghe. Những gì các con học được, bằng cách làm theo những người khác, là việc lắng nghe về cơ bản bao gồm việc chú ý một cách thụ động vừa đủ lâu cho đến khi có thể quay trở lại cuộc trò chuyện (hoặc quay lại điện thoại). Nhưng, nghe này… ý tôi là thực sự lắng nghe, là một kỹ năng cần thời gian để thành thạo.


Để trở thành một người biết lắng nghe, một mẹo nhỏ là trẻ tuổi teen cần đặt điện thoại xuống, nghe để hiểu thay vì để bày tỏ các quan điểm ​​của mình (trừ khi được yêu cầu). Một khía cạnh khác của việc trở thành một người biết lắng nghe là biết những gì không nên nói khi đến lượt bạn nói. Quy tắc ngón tay cái, "Nếu bạn không có điều gì hay ho để nói, thì đừng nói gì cả".


8. Cách thể hiện sự đồng cảm


Hầu hết thanh thiếu niên hoàn toàn tự thu mình vào cuộc sống cá nhân. Tin tốt là, điều đó hoàn toàn bình thường. Các bạn trẻ tuổi teen đang trải qua những thay đổi to lớn và tập trung vào bản thân là một phần của quá trình phát triển giúp con tách biệt khỏi cha mẹ và hình thành cá tính riêng của mình. Tin xấu là, thật khó chịu khi nói chuyện với một thiếu niên dường như không để tâm đến bất cứ điều gì bố mẹ nói. Đó chính là lý do tại sao bố mẹ cần giúp trẻ tuổi teen học cách bày tỏ sự đồng cảm và thông cảm với người khác.


Đây không phải là điều dễ dàng với nhiều thanh thiếu niên. Các bạn trẻ cần được hướng dẫn để đặt câu hỏi về cuộc sống của người khác và thể hiện sự đồng cảm khi người đó chia sẻ những thử thách cũng như khó khăn trong cuộc sống của họ. Trẻ tuổi teen cũng có thể học bằng cách lắng nghe và quan sát người lớn. Gợi ý là các bậc phụ huynh nên để trẻ nghe và nhìn thấy bố mẹ mình thể hiện sự quan tâm, chăm sóc, lòng trắc ẩn và thực sự sẵn sàng giúp đỡ người khác. Khi đó chúng có thể làm điều tương tự trong cuộc sống của mình.

 

Gợi ý một số hoạt động bố mẹ có thể cùng con thực hiện để trẻ hiểu về sự đồng cảm:

  • Quyên góp từ thiện quần áo, sách vở, vẽ tranh,... theo chương trình của trường hoặc khu phố

  • Đi thăm và giúp đỡ các bạn có gia cảnh khó khăn

  • Làm việc nhà cũng là cách chia sẻ trách nhiệm rất hữu ích

  • Bố mẹ và con chia sẻ cởi mở để cùng nhau giải quyết các vấn đề cũng là cách giúp con hiểu về cách thể hiện sự đồng cảm với gia đình, bạn bè và người khác.

 

9. Cách tạo ấn tượng ban đầu


Bạn có biết trung bình một người mất ba giây để hình thành ấn tượng ​​về trẻ tuổi teen trong lần đầu gặp gỡ không? Trong nháy mắt, một người nào đó sẽ tăng ấn tượng dựa trên ngoại hình, ngôn ngữ cơ thể, phong thái, cách cư xử và cách thanh thiếu niên ăn mặc. Và, một khi ấn tượng đó đã được tạo ra, thật khó để đảo ngược nếu biểu hiện của trẻ không đủ tốt. Thực tế là, ấn tượng đầu tiên có thể không quan trọng lắm khi trẻ đi chơi với bạn bè, nhưng sẽ rất quan trọng khi các con vào đại học, nhận được công việc đầu tiên và bắt đầu sự nghiệp của mình.


Trẻ tuổi teen có thể bắt đầu tạo ấn tượng tốt đẹp bằng cách mỉm cười, mặc quần áo thích hợp, chu đáo, lịch sự đúng giờ. Cho dù là một cuộc phỏng vấn xin việc, khi hẹn hò với một chàng trai hoặc cô gái mà trẻ đang thích hoặc khi chúng gặp một giáo viên hoặc giáo sư lần đầu tiên thì những gợi ý này cũng đều phù hợp. Lưu ý là áo hoodie và dép tông sẽ không phù hợp khi đi phỏng vấn xin việc. Ngoài ra việc trẻ tự tin là chính mình cũng rất quan trọng trong việc tạo ấn tượng ban đầu cho người đối diện.


10. Cách giao tiếp hiệu quả


Mọi người đều biết rằng trẻ em ngày nay không sử dụng “socialization muscles - cơ chế xã hội hóa” của mình nhiều như các thế hệ trước do sự say mê của chúng với điện thoại di động và mạng xã hội. Thật không may, điều đang xảy ra là trẻ tuổi teen không đạt được những kỹ năng giao tiếp có giá trị mà chúng cần để phát triển. Các kỹ năng đơn giản như tham gia vào cuộc nói chuyện, quản lý xung đột, trò chuyện qua lại và có sở trường để tránh nhàm chán và lúng túng là những vấn đề thực sự đối với một số thanh thiếu niên.


Việc phụ huynh cần làm là giúp trẻ tuổi teen học cách giao tiếp hiệu quả trên cả nền tảng online và offline. Gợi ý là trẻ tuổi teen cần có nhiều cơ hội để thử nghiệm kỹ năng giao tiếp của mình - ngay cả khi chúng phản đối. Chúng ta cần trang bị cho trẻ khả năng tự suy nghĩ, nắm bắt các tín hiệu bằng lời nói và phi ngôn ngữ cũng như cách làm thế nào để thực sự kết nối với những người khác mà không căng thẳng, lo lắng hay khó xử.


Nguồn tham khảo thông tin: Wikipedia, raisingteenstoday.com.

Nguồn ảnh Unsplash.


28 views

Commentaires


bottom of page